Ông Trần Việt Anh - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tổng Công ty Nam Thái Sơn: Chăm chỉ, kiên nhẫn làm nên kỳ tích
Đang tải...
Tệp đính kèm
Năm xuất bản
2016-05-11
Tác giả
Lê Loan
Tên Tạp chí
Tạp chí ISSN
Nhan đề tập
Nhà xuất bản
Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn
Tóm tắt
Với 30 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bao bì, từ một cơ sở nhỏ với số vốn ban đầu là 3,5 triệu đồng (năm 1989), đến nay, doanh thu của Nam Thái Sơn đã đạt hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm và Công ty được xếp vào Top 5 doanh nghiệp (DN) sản xuất, xuất khẩu bao bì nhựa mạnh của cả nước. Khi được hỏi điều gì khiến Nam Thái Sơn làm nên kỳ tích như thế, ông Trần Việt Anh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Nam Thái Sơn, đã trả lời ngắn gọn: “Chỉ cần bạn có ý tưởng, biết theo đuổi đam mê, làm việc chăm chỉ, kiên nhẫn, xem chuyện thất bại là bình thường thì chắc chắn bạn cũng làm được như vậy”. Thoạt nghe thấy rất đơn giản, nhưng khi chứng kiến sự chăm chỉ và kiên nhẫn của ông Trần Việt Anh sau những lần thất bại để đưa DN "trở mình" lớn mạnh mới thấy không dễ thực hiện. Cùng với sự rời bỏ vị trí kỹ sư đứng máy tại Bộ Lương thực sau ba năm làm việc (1986 - 1989) là quá trình tự khởi nghiệp không ít khó khăn do thị trường Việt Nam thời điểm đó hầu như không có thông tin về ngành bao bì nhựa để ông tìm tòi, học hỏi. Chính cộng đồng người Hoa (Chợ Lớn, TP.HCM), nơi được xem là "cái nôi" của ngành nhựa Việt Nam thời đó, đã giúp ông những bài học đầu tiên. Từ kiến thức tích lũy được, cộng với cách nhìn nhận thị trường, ông Trần Việt Anh đã gầy dựng Nam Thái Sơn theo cách của riêng mình. Theo đó, DN không phải là nhà phân phối cũng không hẳn là nhà sản xuất, bởi hầu hết sản phẩm của Nam Thái Sơn thời điểm đó được sản xuất theo hướng gia cố, phát triển lại những sản phẩm bao bì đã có sẵn, đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng khi thị trường đang thiếu. Cách làm "cộng hưởng" này không chỉ giúp Nam Thái Sơn tiết giảm được vốn đầu tư, tạo ra giá trị thặng dư cao, mà còn giúp đối tác tiêu thụ được hàng hóa theo hướng đôi bên cùng có lợi. Mãi đến năm 2008, khi Nam Thái Sơn chính thức sở hữu hai nhà máy sản xuất bao bì nhựa với công suất hàng nghìn tấn/tháng, đáp ứng nhu cầu cả thị trường trong nước lẫn xuất khẩu thì khó khăn mới ập đến khi nền kinh tế sụt giảm (2008 - 2010). Ông Trần Việt Anh khẳng định: "Nếu tôi không bền chí, kiên nhẫn theo đuổi đến cùng thì chắc đã không có Nam Thái Sơn như bây giờ".
Số trang
2 trang, hình ảnh minh họa; trích từ Tạp chí in Doanh nhân Sài Gòn số 389 phát hành ngày 11 tháng 5 năm 2016
Từ khóa
Trần Việt Anh , Nam Thái Sơn , doanh nhân Việt Nam , doanh nghiệp